Giao thông Vận tải

Cầu đi bộ Suối Tiên chưa thiết kế nhưng vẫn triển khai thi công



Hai dầm cầu đi bộ Suối Tiên được tháo xuống sau sự cố - Ảnh: CHÂU TUẤN

Theo ông Trần Quang Lâm - giám
đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM, trước đây cầu đi bộ Suối Tiên đã được phê duyệt. Sau này, do vướng trụ metro số 1 nên phải dời vị trí lần 1 và đã được tổ chức thẩm định, phê duyệt nhưng khi triển khai lại vướng một số hộ dân, chủ đầu tư tiếp tục dịch chuyển cách vị trí đầu tiên 14m.

Theo ông Lâm, tới lần điều chỉnh cuối cùng, chủ đầu tư chưa lập và trình hồ sơ thiết kế cầu mà đã triển khai thi công.

Về nguyên tắc trước khi triển khai một công trình phải có hồ sơ thiết kế và bản vẽ thi công được duyệt. Quá trình thực hiện phải khảo sát đánh giá, đối chiếu bản vẽ thiết kế và thực tế hiện trường nhưng do thiếu kiểm tra, không tính toán lại cao độ dẫn đến công trình có cao độ thấp hơn thiết kế tới 0,16 - 0,33m.

Còn về xe container va chạm với cầu vượt, ông Lâm cho biết qua kiểm tra trên hệ thống đăng kiểm cho thấy chiều cao sàn rơmooc xe đầu kéo 1,53m, thùng container là loại 45 feet. Theo tiêu chuẩn quốc tế, thùng container này có chiều cao 2,89m. Như vậy, chiếc xe va chạm với dầm cầu vượt có chiều cao khoảng 4,42m.

"Dầm cầu vượt thấp hơn thiết kế cộng với việc xe bị dằn xóc khi chạy dẫn đến va chạm", ông Lâm đánh giá.

Cũng theo ông Lâm, thông thường xe container chở thùng 20 feet có chiều cao 4,2m trở xuống. Còn đối với xe trên 4,35m được gọi là quá khổ. "Những chiếc xe trên 4,35m theo Thông tư 46 của Bộ Giao thông vận tải phải được cấp phép lưu hành xe quá khổ", ông Lâm nói.

Hiện nguyên nhân chính thức đang chờ cơ quan điều tra công bố. Trước mắt, Sở Giao thông vận tải đã yêu cầu chủ đầu tư thay thế chỉ huy trưởng công trình, tư vấn hiện trường...

Khi có kết quả, sở sẽ xử lý nghiêm hành vi thi công, thiết kế, giám sát để xảy ra sự cố này. Tất cả các chi phí thiệt hại do vụ va chạm, nhà đầu tư, các đơn vị liên quan phải chịu trách nhiệm, không tính thêm vào dự án.

Về hướng khắc phục, Sở Giao thông vận tải cho biết dầm cầu rơi xuống hiện nay phải bỏ vì hư hỏng. Còn đối với trụ, mố cầu phải tổ chức giám định lại. Ngoài ra, cũng phải đo đạc lại và đề xuất giải pháp điều chỉnh thiết kế.





Bài viết khác


5 công trình giao thông trọng điểm hoàn thành năm 2019

'Buýt sông Sài Gòn đìu hiu vì bất tiện và thiếu đồng bộ'

2.077 tỉ đồng cho dự án giao thông kết nối Bình Dương - TP.HCM

Công nghệ mới giúp phát hiện các lỗi công trình hạ tầng

TP HCM làm cao tốc nối với Tây Ninh

Công nghệ cảnh báo sạt lở, tại sao không?

Khởi công dự án đầu tiên trong tuyến cao tốc Bắc - Nam

ĐBSCL chỉ còn trên mực nước biển 0,8m, nguy cơ di tản 12 triệu người

Nơi nào ở miền Tây được đầu tư hạ tầng giao thông 5 năm tới?

Hợp long cầu Vàm Sát 2

Tin tức UTC2 JSC

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thi công mặt đường nhựa tiến tiến của Hàn Quốc cho các tuyến đường bộ có quy mô giao thông thấp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam

Ngày 17/09/2021, công ty Cổ phần UTC2 thuộc sự quản lý trực tiếp bởi Phân hiệu Trường Đại học GTVT tại Tp.HCM (gọi tắt là UTC2) đã ký kết hợp tác với Viện Kỹ thuật và Công nghệ Xây dựng Hàn quốc (KICT - Korea Institute of Civil Engineering and Building Technology)

Hội thảo công nghệ

Lớp bồi dưỡng nâng cao Đánh giá xếp hạng sao cho các dự án đường bộ theo tiêu chuẩn kỹ thuật của iRAP (Ngày 28-11-2019)

Nhằm giảm thiểu số ca tử vong và thương tích từ các vụ tai nạn giao thông đường bộ cho một số thành phố lớn đông dân trong thời gian 05 năm (2015-2019), Quỹ Bloomberg Philanthropies đã chọn thành phố Hồ Chí Minh để hỗ trợ đánh giá một số tuyến đường bộ có nhiều rủi ro về mất an toàn giao thông