Giao thông Vận tải

Nơi nào ở miền Tây được đầu tư hạ tầng giao thông 5 năm tới?

Chiều 15/8, sau khi 14 bộ trưởng, trưởng ngành lần lượt trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ thay mặt Chính phủ làm rõ một số vấn đề, đồng thời, trực tiếp trả lời một số câu hỏi chất vấn.

Theo đó, ông dành nhiều thời gian để nói về chiến lược của Chính phủ trong việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định Chính phủ luôn quan điểm vùng này có vị trí chiến lược về an ninh, kinh tế, quốc phòng. Đây là cứ điểm chiến lược về nông nghiệp, do đó cần tập trung đầu tư.

Ông cũng cho biết trong 5 năm vừa qua, tổng ngân sách đầu tư cho ĐBSCL đứng thứ 3 trong các vùng kinh tế cả nước (khoảng 16,6%). Nếu tính riêng phần ngân sách Trung ương hỗ trợ cũng đứng thứ ba (18,3%).

“Như vậy số vốn bố trí cho ĐBSCL là không quá thấp. Tuy nhiên, xuất phát điểm hạ tầng thấp, địa hình chia cắt nên đầu tư hệ thống cầu rất tốn kém. Trong khi đó, địa chất lại yếu nên suất đầu tư cao”, Phó thủ tướng phân tích.

Noi nao o mien Tay duoc dau tu ha tang giao thong 5 nam toi? hinh anh 1
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ: "Số vốn bố trí cho ĐBSCL là không quá thấp. Tuy nhiên, xuất phát điểm hạ tầng thấp, địa hình chia cắt nên đầu tư hệ thống cầu rất tốn kém. Trong khi đó, địa chất lại yếu nên suất đầu tư cao". Ảnh: Hoàng Hà.

Phó thủ tướng nhấn mạnh do điều kiện tự nhiên, số tiền đòi hỏi đầu tư cho ĐBCSL càng tăng cao. Chính phủ đã nhận ra điều này và có nghị quyết chuyên đề 120 về biến đổi khí hậu, có chương trình riêng phát triển hạ tầng.

Chính phủ sẽ tập trung đầu tư các dự án có tính chất liên kết vùng, liên kết các tiểu vùng tại ĐBSCL như vùng Đồng Tháp Mười, bán đảo Cà Mau, tứ giác Long Xuyên.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ

Từ nay đến 2020 và trung hạn 5 năm tới, Chính phủ sẽ tập trung đầu tư các dự án có tính chất liên kết vùng, liên kết các tiểu vùng tại ĐBSCL như vùng Đồng Tháp Mười, bán đảo Cà Mau, tứ giác Long Xuyên. Đầu tư kết nối liên vùng giữa ĐBSCL với TP.HCM. Các loại hình như hàng hải, đường bộ, đường sắt, hàng không cũng sẽ được đầu tư.

Về đường bộ, Chính phủ sẽ đầu tư trục đường từ bắc xuống nam, từ đông sang tây. Về đường thủy nội địa, ĐBSCL là vùng có nhiều tiềm năng lợi thế, có thể phát triển dịch vụ logistics cho khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Với hàng hải, khu vực này có thể đầu tư các luồng tàu biển. Về hàng không, sẽ mở nhiều tuyến đường bay mới, sớm nâng cấp sân bay Phú Quốc; đường sắt đang kêu gọi vốn tuyến đường sắt TP.HCM đi Cần Thơ.

Noi nao o mien Tay duoc dau tu ha tang giao thong 5 nam toi? hinh anh 2
Kẹt xe nghiêm trọng từ miền Tây về TP.HCM thời điểm kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2019. Ảnh: Lê Quân.

Phó thủ tướng nhắc lại chỉ đạo của Thủ tướng yêu cầu vùng ĐBSCL cần xây dựng các danh mục dự án ưu tiên để bố trí vốn từ nay đến 2020 và giai đoạn đến 2025.

Năm nay, Chính phủ sẽ bố trí phần vượt thu ngân sách là 2.186 tỷ đồngcho dự án Trung Lương - Mỹ Thuận. Mỹ Thuận - Cần Thơ cũng được bố trí 932 tỷ đồng. Phó thủ tướng cho rằng với số vốn đó, cộng thêm 3.000 tỷ đồng của chủ sở hữu, 6.000 tỷ đồng các khoản tín dụng từ ngân hàng, dự án có thể cơ bản thông tuyến vào năm 2020, đến 2021 sẽ hoàn thành.

“Vấn đề quan trọng này là tổ chức thực hiện, ở đây nhấn mạnh vai trò của Bộ GTVT, UBND tỉnh Tiền Giang, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại. Chính phủ sẽ cố bám sát vấn đề này”, ông nhấn mạnh.




Bài viết khác


5 công trình giao thông trọng điểm hoàn thành năm 2019

'Buýt sông Sài Gòn đìu hiu vì bất tiện và thiếu đồng bộ'

2.077 tỉ đồng cho dự án giao thông kết nối Bình Dương - TP.HCM

Công nghệ mới giúp phát hiện các lỗi công trình hạ tầng

Cầu đi bộ Suối Tiên chưa thiết kế nhưng vẫn triển khai thi công

TP HCM làm cao tốc nối với Tây Ninh

Công nghệ cảnh báo sạt lở, tại sao không?

Khởi công dự án đầu tiên trong tuyến cao tốc Bắc - Nam

ĐBSCL chỉ còn trên mực nước biển 0,8m, nguy cơ di tản 12 triệu người

Hợp long cầu Vàm Sát 2

Tin tức UTC2 JSC

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thi công mặt đường nhựa tiến tiến của Hàn Quốc cho các tuyến đường bộ có quy mô giao thông thấp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam

Ngày 17/09/2021, công ty Cổ phần UTC2 thuộc sự quản lý trực tiếp bởi Phân hiệu Trường Đại học GTVT tại Tp.HCM (gọi tắt là UTC2) đã ký kết hợp tác với Viện Kỹ thuật và Công nghệ Xây dựng Hàn quốc (KICT - Korea Institute of Civil Engineering and Building Technology)

Hội thảo công nghệ

Lớp bồi dưỡng nâng cao Đánh giá xếp hạng sao cho các dự án đường bộ theo tiêu chuẩn kỹ thuật của iRAP (Ngày 28-11-2019)

Nhằm giảm thiểu số ca tử vong và thương tích từ các vụ tai nạn giao thông đường bộ cho một số thành phố lớn đông dân trong thời gian 05 năm (2015-2019), Quỹ Bloomberg Philanthropies đã chọn thành phố Hồ Chí Minh để hỗ trợ đánh giá một số tuyến đường bộ có nhiều rủi ro về mất an toàn giao thông