Tin tức ngành

'Buýt sông Sài Gòn đìu hiu vì bất tiện và thiếu đồng bộ'



Toàn cảnh Bến Bạch Đằng


Không gian tại bến Bạch Đằng có thể nói là rất rộng rãi thoáng mát

Tôi muốn đi làm bằng buýt đường sông nhưng chuyến 7h thì quá sớm, chuyến 10h thì quá trễ.

Đó là tình cảnh độc giả Chuoi Cây trải qua khi muốn sử dụng xe buýt đường sông. Độc giả này cũng đề xuất: "Tối thiểu một tiếng có một chuyến thì dân đi làm như tôi mới đi được. Ban đầu khách ít thì dùng loại tàu nhỏ chở 15-25 khách thôi, chạy và quay vòng nhanh như tàu bên Thái Lan thì mới có khách chứ".

Nhiều chuyến buýt đường sông Sài Gòn từ bến Linh Đông, (Thủ Đức) đến Bạch Đằng (quận 1), dài hơn 10 km, chỉ có hơn chục khách. Việc người dân muốn trải nghiệm buýt sông như một loại hình du lịch cũng gặp nhiều vấn đề. "Mục đích làm du lịch thì không ổn. Cuối bến Linh Đông không có chỗ tham quan hay đặc sản gì để thưởng thức. Đến cái toilet còn chỉ có một cái và không có đường ra thì hút khách thế nào được. Khách nước ngoài tới bến cũng chỉ ngồi tại băng ghế rồi đến giờ quay lại. Nhìn thấy cảnh như vậy thấy tội cho mấy vị khách đó quá" - độc giả Tu Bui.

Độc giả Marco Tran: "Thời gian chuyến kế tiếp quá lâu. Trạm ở Bạch Đằng thì còn đỡ, các bến khác ngoài bến tàu thì không có gì hết nên không có gì để tham quan khám phá. Đi một lần cho biết, mua vé hai chiều mà đến Linh Đông nắng nóng chịu không nổi để chờ chuyến kế về, đành đón xe công nghệ về cho nhanh".

Độc giả DykNguyen chỉ ra nguyên nhân: "Do thiếu sự kết nối đồng bộ. Cơ quan chức năng phải đặt mình vào vị trí người tham gia giao thông thì mới hiểu được. Không có sự kết nối giữa các phương tiện công cộng với nhau thì chắc chắn dự án sẽ phá sản sớm. Ngay cả bãi đậu xe cho tuyến buýt này còn không có thì ai mà đi. Chỉ có khách du lịch thì may ra".

"Tôi thấy tuyến buýt này rất là hay và hữu ích, tuy nhiên đúng thiệt các trạm buýt thật sự chưa thuận lợi. Hiện tại để thu hút thì cần nên có thêm dịch vụ cung ứng du lịch thì lúc đó mới phát huy hết khả năng tuyến buýt. Ví dụ như tuyến buýt Sài Gòn - Gần Giờ chẳng hạn, nhu cầu này là rất lớn", độc giả Minh Tung Huynh.

https://vnexpress.net/




Bài viết khác


5 công trình giao thông trọng điểm hoàn thành năm 2019

2.077 tỉ đồng cho dự án giao thông kết nối Bình Dương - TP.HCM

Công nghệ mới giúp phát hiện các lỗi công trình hạ tầng

Cầu đi bộ Suối Tiên chưa thiết kế nhưng vẫn triển khai thi công

TP HCM làm cao tốc nối với Tây Ninh

Công nghệ cảnh báo sạt lở, tại sao không?

Khởi công dự án đầu tiên trong tuyến cao tốc Bắc - Nam

ĐBSCL chỉ còn trên mực nước biển 0,8m, nguy cơ di tản 12 triệu người

Nơi nào ở miền Tây được đầu tư hạ tầng giao thông 5 năm tới?

Hợp long cầu Vàm Sát 2

Tin tức UTC2 JSC

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thi công mặt đường nhựa tiến tiến của Hàn Quốc cho các tuyến đường bộ có quy mô giao thông thấp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam

Ngày 17/09/2021, công ty Cổ phần UTC2 thuộc sự quản lý trực tiếp bởi Phân hiệu Trường Đại học GTVT tại Tp.HCM (gọi tắt là UTC2) đã ký kết hợp tác với Viện Kỹ thuật và Công nghệ Xây dựng Hàn quốc (KICT - Korea Institute of Civil Engineering and Building Technology)

Hội thảo công nghệ

Lớp bồi dưỡng nâng cao Đánh giá xếp hạng sao cho các dự án đường bộ theo tiêu chuẩn kỹ thuật của iRAP (Ngày 28-11-2019)

Nhằm giảm thiểu số ca tử vong và thương tích từ các vụ tai nạn giao thông đường bộ cho một số thành phố lớn đông dân trong thời gian 05 năm (2015-2019), Quỹ Bloomberg Philanthropies đã chọn thành phố Hồ Chí Minh để hỗ trợ đánh giá một số tuyến đường bộ có nhiều rủi ro về mất an toàn giao thông