Ngày 17/09/2021, công ty Cổ phần UTC2 thuộc sự quản lý trực tiếp bởi Phân hiệu Trường Đại học GTVT tại Tp.HCM (gọi tắt là UTC2) đã ký kết hợp tác với Viện Kỹ thuật và Công nghệ Xây dựng Hàn quốc (KICT - Korea Institute of Civil Engineering and Building Technology), một trong những cơ quan nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng và giao thông tại Hàn Quốc, thông qua thực hiện dự án “Điều tra hiện trạng và công nghệ thi công mặt đường chưa trải nhựa (chưa thảm mặt) tại Việt Nam” (“Investigation of the current status and paving technology of unpaved roads Vietnam”) trong thời gian từ 17/9/2021 đến 10/12/2021. Đây là một tiểu dự án thuộc dự án “Xây dựng chiến lược bền vững cho mạng lưới đường bộ và công nghệ nội địa hóa nhằm cải thiện các tuyến đường chưa trải nhựa ở các nước láng giềng khu vực Mekong” (“Development of road network sustainability strategy and localization-specific technology for improvement of unpaved roads in Mekong river neighboring countries”).
Việt Nam có mạng lưới đường rộng lớn, bao gồm hệ thống đường địa phương rộng khắp trên cả nước (đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường nông thôn) thuộc quản lý trực tiếp của các địa phương. Các tuyến đường quốc gia có chất lượng tốt với mức đầu tư cao cho cả việc xây dựng mới và bảo trì. Tuy nhiên, đường địa phương có chất lượng và khả năng phục vụ thấp hơn nhiều do hạn chế về nguồn lực đầu tư. Hơn nữa, một phần đáng kể các tuyến đường địa phương của Việt Nam chưa được trải nhựa như đường cấp phối, đường đất,... đã ảnh hưởng hạn chế đáng kể chất lượng phục vụ và tuổi thọ của đường do mặt đường bị xuống cấp và hư hỏng nhanh chóng bởi các điều kiện tự nhiên và khai thác.
Nhu cầu về việc trải nhựa hoặc cải tạo lớp phủ mặt cho đường địa phương là cần thiết nhưng sự hạn chế về công nghệ mặt đường sẽ khiến việc trải nhựa hoặc tái tạo bề mặt đường địa phương gặp nhiều khó khăn. So sánh với các nước phát triển, có thể thấy công nghệ mặt đường cho đường địa phương còn khá lạc hậu, dẫn đến chi phí cao, tiêu thụ nhiều tài nguyên và năng lượng, đồng thời phát thải lớn về khí nhà kính. Do đó, các công nghệ mặt đường tiên tiến phù hợp cần được phát triển và giới thiệu để cải thiện các tuyến đường địa phương ở Việt Nam. Do vậy, tiến hành điều tra chuyên sâu để hiểu rõ và phân tích hiện trạng, thực tiễn, điều kiện mặt đường của các tuyến đường địa phương là cần thiết.
Mục tiêu của dự án là đánh giá các tuyến đường địa phương có lưu lượng giao thông ở mức thấp và vừa để làm rõ nhu cầu của các công nghệ mặt đường mới và đánh giá quy mô nhu cầu cũng như các ràng buộc về kinh phí.
Kết quả của dự án là cơ sở cơ bản để cải thiện các tuyến đường chưa trải nhựa và đặc biệt là các tuyến đường địa phương. Quy trình điều tra này cần được tư vấn có kinh nghiệm, với cách tiếp cận và thông tin phù hợp, cũng như hiểu biết đầy đủ về bối cảnh, cơ hội, hạn chế, v.v. Các kết quả này là thông tin quan trọng để ra quyết định phù hợp trong dự án chính và tạo ra tác động hấp dẫn cho việc giới thiệu các công nghệ mới tại Việt Nam.