Hạ tầng kỹ thuật

Khởi công dự án đầu tiên trong tuyến cao tốc Bắc - Nam

Lễ khởi công cao tốc Cam Lộ - La Sơn, dự án đầu tiên trong 11 dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam được tổ chức sáng 16/9.

Đây là tuyến cao tốc chạy qua hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, chiều dài gần 100 km, tổng mức đầu tư 7.669 tỷ đồng; dự kiến hoàn thành vào năm 2021.

Sau khi phát lệnh khởi công, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, các nhà thầu cần "nhận thức đầy đủ trách nhiệm, làm đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng công trình; chống tiêu cực, tham nhũng trong đầu tư xây dựng cơ bản".

Ông cũng lưu ý, không để xảy ra tình trạng các đơn vị thiết kế, thi công, giám sát thông đồng cùng với sự buông lỏng, tiêu cực của chủ đầu tư, hoặc chủ đầu tư bị mua chuộc, không phát hiện ra các quy trình, việc làm sai, dẫn tới "rút ruột", làm công trình hư hỏng, xuống cấp nhanh sau khi thi công.

"Tất cả các biểu hiện trên sẽ khiến công trình sử dụng sau ít năm đã xuống cấp hoặc nứt nẻ, ổ gà, ổ trâu. Làm như vậy là chúng ta có tội với nhân dân", Thủ tướng nói và nhấn mạnh, đơn vị nào làm sai thì phải xử lý nghiêm theo quy định.

Bộ Giao thông Vận tải được giao tiếp tục hoàn thành thủ tục để triển khai xây dựng các dự án thành phần còn lại của tuyến cao tốc Bắc - Nam, gồm 2 dự án đầu tư công (đoạn Cao Bồ - Mai Sơn, cầu Mỹ Thuận 2) và 8 dự án đầu tư theo hình thức BOT.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (bìa phải) tại lễ khởi công. Ảnh: VGP

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (bìa phải) tại lễ khởi công. Ảnh: VGP

Theo Thủ tướng, Việt Nam có 4 tuyến giao thông quan trọng dọc theo đất nước. Trước hết là Quốc lộ 1 đang tiếp tục được nâng cấp; tuyến thứ 2 đường Hồ Chí Minh; tuyến thứ 3 cao tốc Bắc - Nam và thứ 4 đường ven biển. 

"Làm được 4 tuyến này, cùng với đường sắt tốc độ cao sẽ được trình Trung ương và Quốc hội xem xét thì sẽ tạo nên hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, hàng không, đường thủy ở Việt Nam, là điều kiện quan trọng để đưa đất nước phát triển", ông nói.

Hiện Việt Nam có gần 1.000 km đường cao tốc và dự kiến hết năm 2021, sẽ có thêm 900 km được xây dựng; giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ đặt mục tiêu xây dựng thêm 2.000 km cao tốc.

Bản đồ tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Bản đồ tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam là công trình quan trọng quốc gia ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2017-2020, đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và được bố trí vốn với 11 dự án thành phần. Ngoài 3 dự án đầu tư công, 8 dự án BOT đang trong giai đoạn đấu thầu quốc tế, sơ tuyển hồ sơ nhà đầu tư.

Nhà thầu tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn là liên danh Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 703, Tổng công ty Thành An và liên danh Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Công ty cổ phần xây dựng dịch vụ và thương mại 68, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu 168 Việt Nam.




Bài viết khác


5 công trình giao thông trọng điểm hoàn thành năm 2019

'Buýt sông Sài Gòn đìu hiu vì bất tiện và thiếu đồng bộ'

2.077 tỉ đồng cho dự án giao thông kết nối Bình Dương - TP.HCM

Công nghệ mới giúp phát hiện các lỗi công trình hạ tầng

Cầu đi bộ Suối Tiên chưa thiết kế nhưng vẫn triển khai thi công

TP HCM làm cao tốc nối với Tây Ninh

Công nghệ cảnh báo sạt lở, tại sao không?

ĐBSCL chỉ còn trên mực nước biển 0,8m, nguy cơ di tản 12 triệu người

Nơi nào ở miền Tây được đầu tư hạ tầng giao thông 5 năm tới?

Hợp long cầu Vàm Sát 2

Tin tức UTC2 JSC

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thi công mặt đường nhựa tiến tiến của Hàn Quốc cho các tuyến đường bộ có quy mô giao thông thấp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam

Ngày 17/09/2021, công ty Cổ phần UTC2 thuộc sự quản lý trực tiếp bởi Phân hiệu Trường Đại học GTVT tại Tp.HCM (gọi tắt là UTC2) đã ký kết hợp tác với Viện Kỹ thuật và Công nghệ Xây dựng Hàn quốc (KICT - Korea Institute of Civil Engineering and Building Technology)

Hội thảo công nghệ

Lớp bồi dưỡng nâng cao Đánh giá xếp hạng sao cho các dự án đường bộ theo tiêu chuẩn kỹ thuật của iRAP (Ngày 28-11-2019)

Nhằm giảm thiểu số ca tử vong và thương tích từ các vụ tai nạn giao thông đường bộ cho một số thành phố lớn đông dân trong thời gian 05 năm (2015-2019), Quỹ Bloomberg Philanthropies đã chọn thành phố Hồ Chí Minh để hỗ trợ đánh giá một số tuyến đường bộ có nhiều rủi ro về mất an toàn giao thông