Hội thảo công nghệ

Đón đầu công nghệ hầm và metro tại Việt Nam

   
    Ngày 14/4 tại Hà Nội, Cienco4 tổ chức Hội thảo khoa học giới thiệu công nghệ thi công hầm và metro nhằm tiếp cận phương pháp mới và trở thành nhà thi công hàng đầu trong lĩnh vực này tại VN.

Ông Lê Ngọc Hoa, Tổng giám đốc Cienco 4 phát biểu khai mạc hội thảo
Ông Lê Ngọc Hoa, Tổng giám đốc Cienco 4 phát biểu khai mạc hội thảo

    Tham dự hội thảo có đông đảo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, kỹ sư của Cienco 4, đại diện một số đơn vị thi công công trình giao thông, chuyên gia, giảng dạy trong lĩnh vực thi công hầm đường bộ và metro. 

    Thạc sỹ Chu Viết Bình - Phó chủ nhiệm khoa Công trình Đại học GTVT cho biết, các phương pháp thi công đường hầm hiện nay chủ yếu theo phương pháp mỏ (với các dạng: phương pháp mỏ truyền thống, phương pháp mới NATM của Áo dùng máy đào Combai); phương pháp khiên đào - TBM (sử dụng vỏ hầm lắp ghép, vỏ hầm đúc tại chỗ, kết hợp đốt đẩy); thi công theo phương pháp lộ thiên; phương pháp hầm dìm.
 
Thạc sỹ Bình, giới thiệu xu hướng và các công nghệ thi công hầm đường bộ và metro chủ yếu trên thế giới
Thạc sỹ Chu Viết Bình, Phó Chủ nhiệm khoa công trình Đại học GTVT giới thiệu xu hướng và các công nghệ thi công hầm đường bộ và metro chủ yếu trên thế giới
 
    Về metro, Thạc sỹ Bình cũng giới thiệu các nguyên tắc chủ yếu trong thiết kế và tổ chức thi công đường tàu điện ngầm trên thế giới và Việt Nam. Tương ứng với kết cấu vỏ hầm đường tàu điện ngầm sẽ có những lựa chọn phương pháp thi công cũng như máy thi công phù hợp. Những vấn đề thực tiễn trong công tác thi công hầm đường bộ đã được các kỹ sư của Cienco 4 và các chuyên gia, nhà nghiên cứu có nhiều ý kiến trao đổi để làm rõ như: nguyên lý thiết kế hệ thống đường hầm, vấn đề dùng quan trắc neo, thí nghiệm neo, kinh nghiệm dùng mìn trong thi công, thông gió tiếp sức, dự đoán tốc độ chuyển vị máy đào hầm…
 
    Theo ông Lê Ngọc Hoa, Tổng giám đốc Cienco 4 cho biết, hiện nay công nghệ xây dựng hầm đường bộ xuyên núi và metro tại các đô thị lớn chưa thực sự phát triển. Việt Nam vẫn còn ít nhà thầu đủ năng lực thi công các dự án hầm và metro tầm cỡ mà chủ yếu phụ thuộc vào các nhà thầu nước ngoài. Xu hướng trong những năm tới, khi các tuyến cao tốc đường bộ ngày càng phát triển và việc mở rộng, phát triển mạnh mẽ hệ thống giao thông công cộng trong các đô thị lớn, nhất là tại Hà Nội và Tp.HCM thì thì việc lựa chọn hầm xuyên núi và metro là tối ưu.
 
Công nghệ thi công hầm ở Việt Nam chưa thực sự phổ biến và vẫn phải phụ thuộc nhiều và nhà thầu nước ngoài - Ảnh internet
Công nghệ thi công hầm ở Việt Nam chưa thực sự phổ biến và vẫn phải phụ thuộc nhiều và nhà thầu nước ngoài - Ảnh internet

 “Cienco 4 là một trong những đơn vị hàng đầu về công nghệ thi công cầu và đường bộ. Tuy nhiên để không tụt lùi về công nghệ và nắm bắt kịp thời xu hướng trong tương lai, ngay từ bây giờ Tổng công ty đã hợp tác với các chuyên gia, giáo sư đầu ngành của Trường Đại học GTVT để nghiên cứu, cập nhật thông số kỹ thuật để có thể chủ động ứng dụng công nghệ hầm và metro. Trước mắt, Cienco 4 sẽ chuẩn bị đào tạo về nhân sự, con người, sau đó là đầu tư trang thiết bị, máy móc để đi tắt, đón đầu” – ông Hoa nói.

Cũng theo ông Hoa, thời gian qua, Cienco 4 đã có sự hợp tác chặt chẽ với Trường Đại học GTVT trong việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng, tiến độ công trình. Tổng công ty đã thành lập riêng một phòng thí nghiệm trọng điểm, luôn hoạt động tối đa công suất, giúp cho các ban điều hành dự án của Cienco 4 và nhiều nhà thầu khác nâng cao chất lượng dự án. 
 
“Chính sách của Đảng, Nhà nước là làm sao kiến thức, nghiên cứu từ trường học được ứng dụng hiệu qủa vào thực tế công trình. Cienco 4 đang nỗ lực để thực hiện tốt nhất điều này” – ông Hoa cho biết.



Bài viết khác


Lớp bồi dưỡng nâng cao Đánh giá xếp hạng sao cho các dự án đường bộ theo tiêu chuẩn kỹ thuật của iRAP (Ngày 28-11-2019)

Khóa đào tạo và tập huấn đánh giá an toàn giao thông theo tiêu chuẩn kỹ thuật IRAP (Từ ngày 20-8-2019 đến 23-8-2019)

Hội thảo về Giải pháp khắc phục lún vệt bánh xe trên mặt đường bê tông nhựa

Hội thảo khoa học về vệt hằn bánh xe trên mặt đường bê tông nhựa

Hội thảo Ứng dụng các kỹ thuật công nghệ mới trong khai thác, vận hành mạng lưới đường bộ tại Việt Nam

Hội thảo bàn giải pháp nâng cao tuổi thọ gối cầu

Tin tức UTC2 JSC

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thi công mặt đường nhựa tiến tiến của Hàn Quốc cho các tuyến đường bộ có quy mô giao thông thấp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam

Ngày 17/09/2021, công ty Cổ phần UTC2 thuộc sự quản lý trực tiếp bởi Phân hiệu Trường Đại học GTVT tại Tp.HCM (gọi tắt là UTC2) đã ký kết hợp tác với Viện Kỹ thuật và Công nghệ Xây dựng Hàn quốc (KICT - Korea Institute of Civil Engineering and Building Technology)

Hội thảo công nghệ

Lớp bồi dưỡng nâng cao Đánh giá xếp hạng sao cho các dự án đường bộ theo tiêu chuẩn kỹ thuật của iRAP (Ngày 28-11-2019)

Nhằm giảm thiểu số ca tử vong và thương tích từ các vụ tai nạn giao thông đường bộ cho một số thành phố lớn đông dân trong thời gian 05 năm (2015-2019), Quỹ Bloomberg Philanthropies đã chọn thành phố Hồ Chí Minh để hỗ trợ đánh giá một số tuyến đường bộ có nhiều rủi ro về mất an toàn giao thông